Hủy Trả lời comment của
Hãy đăng nhập để đăng lời bình

5 Bình luận

  • ánh mắt của Chi như đã ngầm hiểu ra tất cả mọi chuyện, ừm... anh trai này cũng có con mắt nhìn người phết đấy

  • Sinh vật ngoại lai thì ở nước nào cũng là vấn đề lớn. Nước ta thì có ốc bươu vàng, cá dọn bể, rùa tai đỏ với cây mai dương là thuộc loại nổi nhất, ngoài ra còn một số loại khác nữa. Sức phá hoại cứ gọi là kinh hoàng.

    • Bởi đúng ra theo sự phân bố của tự nhiên thì chúng đáng ra không có mặt ở những nơi đó. Như trong chương 11 này thì gấu mèo là do người Nhật từ nước ngoài tự ý du nhập về, nuôi không nổi rồi quăng đại ra bên ngoài cho nó tự sinh tự diệt.

      Thế mới thấy phần lớn những sự can thiệp của con người vào tự nhiên chỉ toàn để lại nhiều hậu quả khó lường cho sau này...

      Tốt nhất con nào, loài nào vốn ở đâu thì cứ để yên ở đấy.

    • Với một phần lý do mấy con vật ngoại lai khó kiểm soát là vì chúng nó có khả năng thích ứng với môi trường khá tốt.

      Bởi nếu suy nghĩ một hồi thì việc tụi nó có thể sống được ở một nơi lạ hoắc (do bị con người tự ý đem tới), rồi sinh trưởng đến ngày nay chứng tỏ tụi nó phải có BẢN LĨNH.

    • Nói về sinh vật ngoại lai thì dù là động vật hay thực vật, thậm chí là nấm, kí sinh trùng hay vi khuẩn đều có thể gây hại cực lớn cho sinh vật bản địa. Ví dụ thì nhiều vô kể: các vi khuẩn từ châu âu đã gây ra vô số cái chết cho người châu mĩ bản địa, mèo, chuột từ lục địa đã tàn sát các loài chim bản địa châu úc, cỏ lăn (bắc mĩ) hay cây mai dương đã nêu trên gây tổn hại nặng nề đến hệ động thực vật bị cạnh tranh, hay chuyện new zealand phải nhập khẩu bọ hung vì phân gia súc không có loại vi khuẩn nào xử lý được,...

       

    • Vì mấy chuyện như thế nên nhiều quốc gia có chính sách cấm mang sinh vật sống dù ở bất kì dạng nào qua cửa khẩu, hải quan, sân bay. Mang bất kì sinh vật nào về cũng cần phải nghiên cứu kĩ càng, vì nhiều loại sinh vật có thể thích nghi theo những cách rất khó chịu. Ví dụ như mai dương vốn không có gai, nhưng mang về trồng thì lại đột biến mọc gai, trâu bò không ăn được nên cứ mặc sức mà sinh sôi. Rất khó xử lý vì giống này lớn nhanh và phát tán hạt rất dữ. Cỏ lăn cũng là một thứ tương tự.

      Thêm một thông tin là theo nghiên cứu về cổ sinh vật học thì các loài nào càng ở vị trị cao trong chuỗi thức ăn càng gây tổn hại nặng nề hơn đến sinh vật bản địa.

       

    • Bên Úc cũng có bọn thỏ gì đó là ngoại lai, sinh trưởng quá đà nên mỗi năm chính phủ đều khuyến khích dân xách súng đi diệt bớt Cả bọn chim emu cũng thế, nhưng mà mình ko biết chúng nó có phải là ngoại lai hay ko nữa

    • úc có cả đống loài ngoại lai chứ đâu mỗi thỏ, nhớ có cả cáo nhập về để chúng nó săn bớt thỏ nhưng ai ngờ nó lại quay qua săn gà vịt của mấy nông trại vì bắt gà vịt nuôi nhốt dễ hơn bắt thỏ

  • bà chị kia lói nhiều thật, +1 respect cho thớt emo

    • Có khen thì cũng không làm tui vui hơn được đâu. 

      emoemoemoemo